Hướng dẫn cách chạy quảng cáo Google Ads hiệu quả

Quảng cáo trực tuyến với Google Ads là một trong những cách hiệu quả nhất để tiếp cận khách hàng mới và phát triển doanh nghiệp. Tuy nhiên, trước khi có thể bắt đầu, bạn cần biết cách sử dụng Google Ads một cách hiệu quả để tối đa hóa lợi ích đầu tư chi tiêu quảng cáo của mình và tránh mắc sai lầm. Hãy để chúng tôi hướng dẫn bạn cách chạy quảng cáo trên Google Ads hiệu quả từ A – Z nhé.

1. Quảng cáo Google Ads là gì?

Google Ads là nền tảng quảng cáo trực tuyến do Google sở hữu và điều hành. Đây cũng là mạng quảng cáo trực tuyến lớn nhất, được sử dụng rộng rãi trên thế giới để tiếp cận khách hàng mới và phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp.

Các nhà quảng cáo chọn sử dụng Google Ads có thể nhắm mục tiêu người dùng trên hai mạng chính – mạng tìm kiếm và mạng hiển thị.

  • Mạng tìm kiếm đề cập đến quảng cáo trả cho mỗi cú nhấp chuột. Thông thường, người dùng sẽ tìm kiếm thông tin về lĩnh vực họ quan tâm theo các từ khóa liên quan. Do đó, doanh nghiệp nên tìm hiểu và nghiên cứu kỹ các từ khóa có thể xuất hiện trong mục tìm kiếm.
  • Khi người dùng tìm kiếm từ khóa, họ sẽ thấy nội dung quảng cáo bạn hiển thị, và nếu đủ quan tâm, họ sẽ click vào đường link để xem chi tiết. Quảng cáo trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột như vậy được gọi là tìm kiếm có trả tiền.

Mạng hiển thị cung cấp cho nhà quảng cáo tùy chọn đặt quảng cáo theo kiểu biểu ngữ trực quan trên các trang web. Mạng hiển thị của Google tiếp cận khoảng 90% người dùng internet toàn cầu, một đối tượng tiềm năng rộng lớn.

2. 6 Lợi ích quảng cáo Google Ads mang lại

Đăng ký quảng cáo trên Google Ads cho phép bạn tận dụng những lợi ích của quảng cáo trực tuyến, bao gồm một số lợi ích như sau:

  1. Chọn đúng đối tượng mục tiêu.
  2. Xuất hiện nhiều trên các nền tảng đối tác của Google.
  3. Chi phí quảng cáo rõ ràng, chỉ tính phí khi người dùng click chuột.
  4. Theo dõi được hiệu suất quảng cáo (ngân sách, tiêu hao, lượt click, lượt hiển thị).
  5. Dễ dàng đo lường hiệu quả chiến dịch.

3. 6 Hình thức quảng cáo Google Ads

Tùy theo khách hàng mục tiêu và mục đích, doanh nghiệp có thể chọn lựa trong 7 loại hình quảng cáo sau:

  1. Quảng cáo tìm kiếm cho phép bạn tiếp cận mọi người trong khi họ tìm kiếm các sản phẩm hoặc dịch vụ bạn cung cấp trên Google.
  2. Quảng cáo hiển thị – Google sẽ thúc đẩy các đối tác của họ (những nền tảng khác) hiển thị quảng cáo của bạn.
  3. Quảng cáo mua sắm xuất hiện trên kết quả tìm kiếm và tab Google Mua sắm.
  4. Quảng cáo video cho phép bạn hiển thị quảng cáo video trên YouTube và các trang web khác.
  5. Quảng cáo ứng dụng giúp bạn tìm người dùng mới và tăng doanh số bán hàng trong ứng dụng.
  6. Quảng cáo địa phương giúp bạn đưa mọi người đến cửa hàng và địa điểm thực tế.

Google Ads bắt đầu với một mục tiêu và một chiến dịch. Bạn sẽ chọn loại chiến dịch dựa trên mục tiêu tiếp thị, chiến lược thương hiệu và lượng thời gian bạn có thể đầu tư.

4. 12 bước chạy quảng cáo google ads hiệu quả

Bước 1: Đăng ký Gmail

Đăng ký và tạo tài khoản với hệ thống này hoàn toàn miễn phí và dễ dàng, chỉ mất vài phút.

  • Nếu đã có Tài khoản Google (Gmail), hãy nhập theo yêu cầu, sau đó nhấp nút “Đăng nhập”.
  • Nếu bạn chưa có Tài khoản Google hoặc muốn đăng nhập bằng một địa chỉ email khác, hãy nhấp vào nút “Tạo tài khoản” ở cuối màn hình và làm theo hướng dẫn. Sau khi hoàn tất, nhớ “xác nhận tài khoản” của mình nhé.

Bước 2. Tạo tài khoản Quảng cáo Google Ads và thiết lập

Để quảng cáo trên Google Ads, bạn cần tạo và liên kết tài khoản quảng cáo với trang web của mình.

Trên trang Google Ads, hãy nhấp vào nút “Bắt đầu ngay bây giờ” màu xanh góc trên bên phải. Chọn Email bạn muốn đăng ký.

Nếu bạn đã có Tài khoản Google (Gmail), hãy sử dụng nó. Nếu muốn người khác có thể sử dụng tài khoản Google Ads của mình, bạn có thể mời họ sau khi đã tạo.

Truy cập trang web Google Ads (https://ads.google.com/home/) và đăng nhập, chọn “chiến dịch mới” và sẵn sàng xây dựng chiến dịch đầu tiên của mình nhé.

    • Chọn mục tiêu quảng cáo cho doanh nghiệp: Việc chọn mục tiêu này sẽ cho Google biết đối tượng bạn muốn nhắm đến cũng như cách Google sẽ nhận được tiền khi đáp ứng được mục tiêu cho bạn.
    • Tăng số lượng cuộc gọi: chọn mục này nếu khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp phát triển qua các kênh tổng đài/ điện thoại.
    • Tăng số lượng khách hàng ghé cửa hàng: chọn mục này nếu như bạn muốn tăng số lượng người ghé cửa hàng xem trực tiếp.
    • Tăng lượt bán hàng hoặc lượt đăng ký qua trang web: nếu bạn kinh doanh trực tuyến (không có cửa hàng), hãy cân nhắc mục này.
                                                 Xác định mục tiêu quảng cáo cho doanh nghiệp của bạn

Nếu bạn đã thành thạo trong các bước quảng cáo, hãy chọn “Switch to Expert Mode” để làm theo hướng dẫn nhanh hơn nhé. Các bạn có thể tham khảo bài viết này phần “Thiết lập quảng cáo Google Ads giao diện chuyên gia”.

  • Thiết lập doanh nghiệp: Điền thông tin doanh nghiệp tương ứng các yêu cầu của Google Ads.
  • Viết tiêu đề cho quảng cáo.

Bây giờ đã đến lúc thực sự tạo quảng cáo rồi đấy. Trong phần này, bạn có thể viết tiêu đề cũng như mô tả của quảng cáo. Bên phải là khung hình mẫu để bạn xem trước những gì mình thiết lập.

                                                       Đặt tiêu đề theo hướng dẫn

Khi bạn viết xong các yêu cầu, hãy nhấp vào “Done and create next ad” nếu muốn thêm một quảng cáo khác vào nhóm quảng cáo của mình. Nếu không, hãy nhấp “Done”.

Bước 3: Phương thức thanh toán

Google Ads chỉ chấp nhận thanh toán qua thẻ quốc tế là Visa/Master card. Lưu ý rằng thẻ ATM nội địa sẽ không được hỗ trợ. Có 2 loại thẻ Visa/Master card:

  • Thẻ visa debit: Tương tự như thẻ ATM nội địa. Bạn phải nạp tiền vào tài khoản mới có thể sử dụng.
  • Thẻ visa credit: Thẻ tín dụng có sẵn hạn mức trong tài khoản để bạn sử dụng trước và thanh toán sau với ngân hàng.

Tùy theo mục đích sử dụng thẻ của mỗi cá nhân mà bạn có thể chọn lựa để đáp ứng đúng nhu cầu. Hiện nay có rất nhiều ngân hàng uy tín như Techcombank, ACB, BIDV, VietinBank…

Bước 4: Lựa chọn từ khóa phù hợp

Chọn danh sách từ khóa phù hợp cho chiến dịch có thể giúp bạn hiển thị quảng cáo của mình đến đúng nhóm khách hàng. Từ khóa phải khớp, liên quan với các cụm từ mà khách hàng tiềm năng có khả năng sử dụng để tìm sản phẩm hoặc dịch vụ.  Đáp ứng đúng nhu cầu của người dùng sẽ giúp tăng khả năng chuyển đổi cho sản phẩm dịch vụ của bạn. Sau đây là một vài gợi ý giúp bạn dễ dàng thiết lập danh sách từ khóa của mình:

  • Suy nghĩ như một khách hàng khi bạn tạo danh sách từ khóa.
  • Chọn từ khóa cụ thể để nhắm mục tiêu khách hàng cụ thể.
  • Chọn từ khóa chung chung để tiếp cận nhiều đối tượng khách.
  • Nhóm các từ khóa tương tự thành các nhóm quảng cáo.

Bước 5: Thiết lập thanh toán

Phần này khá là đơn giản. Bạn nhập tất cả thông tin thanh toán cũng như bất kỳ mã khuyến mại nào bạn có để được giảm giá. Cụ thể theo các bước sau:

  1. Nhấn vào biểu tượng cài đặt → Lập hóa đơn và thanh toán.
  2. Chọn quốc gia hoặc lãnh thổ → Tiếp tục.
  3. Nhập địa chỉ doanh nghiệp của bạn → Tiếp tục.
  4. Chọn gửi và kích hoạt.

Hình thức thanh toán: thanh toán thủ công – bạn cần thanh toán trước khi quảng cáo Google Ads chạy.

Thiết lập thanh toán xong, có nghĩa bạn đã hoàn thiện được các bước cơ bản cho việc quảng cáo rồi đấy. Giờ thì chúng ta xem tiếp các bước để theo dõi chiến dịch cũng như cách để quảng cáo Google Ads hiệu quả hơn nhé.

Bước 6: Thiết lập vị trí quảng cáo: tạo các khu vực mà doanh nghiệp có thể cung cấp dịch vụ

    1. Thiết lập vị trí theo bán kính: chọn vùng địa lý mà doanh nghiệp hướng đến

  2. Thiết lập vị trí cụ thể: nếu doanh nghiệp có nhiều địa điểm để bán hàng, bạn chọn mục này và thiết lập thêm theo yêu cầu.

Bước 7: Thiết lập ngân sách

Có 2 cách để thiết lập ngân sách:

  • Google tính toán và đề xuất số tiền trung bình phải trả 1 ngày cho chiến dịch quảng cáo. Đối với nhu cầu này, bạn chọn “ Select a budget option” và lựa chọn theo 3 phương án.
  • Bạn tự thiết lập số tiền chi trả mong muốn.
  • “Duration”: ngày kết thúc chiến dịch quảng cáo.

Lưu ý: Google sẽ tính phí trả trong 1 ngày dựa trên con số bạn chọn lựa. Nếu trong 1 ngày hạn mức bị vượt, Google sẽ không cho hiển thị quảng cáo của bạn nữa, mà phải đợi đến ngày tiếp theo. Do đó, khi điền ngân sách, các bạn hãy tính toán và cân nhắc thật kỹ nhé, có thể dựa trên một số kỹ thuật sau:

  • Các từ khóa và mức trả trung bình cho từ khóa (dựa vào Google Keyword Planner).
  • Phạm vi khu vực được quảng cáo.
  • Ước lượng số lượng truy cập và tỉ lệ chuyển đổi.

Bước 8: Đặt chi phí quảng cáo trên Google

Sau khi hoàn thành các bước thiết lập, bạn cần kiểm tra quảng cáo của mình chạy ổn định chưa, theo dõi và đo lường hiệu quả của chiến dịch.

  1. Chọn “All Campaigns” (Tất cả chiến dịch)

  •  ↳ “Tools”(Công cụ)
  •  ↳ “Planning” (Lập kế hoạch)
  •  ↳ “Keyword Planner” ( Lập kế hoạch từ khóa)
 
                                                                         Giao diện đặt chi phí cho quảng cáo

 

Bạn lưu ý chọn trường thông tin theo nhu cầu của mình nhé.

  • Khám phá từ khóa mới (Discover new keywords).
  • Nhận thông tin dự đoán và lượng tìm kiếm. (Get search volume and forecasts).

Bảng hiện ra là bảng đo lường kết quả của chiến dịch:

                                                           Chọn trường thông tin phù hợp mục tiêu doanh nghiệp

 

2. Chọn từ khoá phù hợp với ngành hàng và tên sản phẩm, sau đó chọn “Bắt đầu”.

  • Google Ads sẽ hiện ra một bảng gợi ý từ khoá kèm giá thầu đính kèm cho bạn lựa chọn.
  • Chọn giá thầu cho quảng cáo là một việc cần ưu tiên, bạn nên cân nhắc và tính toán để số tiền chi trả có hiệu quả cao, đúng như mục đích mà bạn mong muốn.
  • Nếu không, doanh nghiệp sẽ phải tốn nhiều tiền và thời gian cho quảng cáo nhưng lại không thu về kết quả mong đợi.

Bước 9: Viết mẫu quảng cáo thu hút

Một mẫu quảng cáo Google Ads bao gồm:

  • 3 tiêu đề – 1 tiêu đề gồm 30 ký tự.
  • 2 phần mô tả dài 90 ký tự.
  • Tổng độ dài là 270 ký tự. Vậy làm sao để có một mẫu quảng cáo thu hút khách hàng mục tiêu chỉ với 270 ký tự? Hãy luôn bám sát các yếu tố sau nhé.
  • Viết ngắn, rõ ràng và đủ ý. Phía bên góc phải có một bảng nhìn trước (bảng nhìn theo thực tế khi quảng cáo được chạy), bạn xem để cân đối độ dài chữ, bảo đảm đủ nghĩa và không bị cắt mất chữ nhé.
  • Cụm từ khóa chính nên xuất hiện 2 lần: 1 lần ở tiêu đề và 1 lần ở mô tả.
  • Truyền đạt nhiều thông tin có giá trị về sản phẩm đến khách hàng.
  • Không nên sử dụng ký tự đặc biệt.
  • Mỗi chiến dịch, thiết bị (máy tính, điện thoại) nên là một thông điệp khác nhau để tối ưu hoá.
  • Sử dụng CTA tương tác.

Bước 10: Tối ưu nội dung trang đích (Landing Page)

Quảng cáo Google Ads là bước đầu tiên giúp sản phẩm của doanh nghiệp tiếp cận đến khách hàng mục tiêu. Chính vì vậy, tất cả những gì bạn truyền đạt đến khách phải thật sự ấn tượng để họ quan tâm và chuyển đổi sang hành vi mua hàng. Trang đích (Landing Page) là một trong những công cụ bạn cần đặc biệt quan tâm. Đừng để trang đích hời hợt khiến bạn mất khách với sự thiếu sót thông tin.

  • Trình bày giao diện đẹp mắt.
  • Đáp ứng đủ thông tin, nhu cầu đến khách.
  • Tốc độ tải trang nhanh. Đối với các doanh nghiệp có chiến dịch online, điều này hết sức quan trọng. Khách hàng không thích sự chờ đợi.
  • Mỗi thiết bị phải được trình bày nội dung rõ ràng.
  • Hạn chế popup.
  • Tiêu đề lôi cuốn với 65 ký tự. (không nên dùng những từ ngữ đao to búa lớn, thực tế như tính tế, hãy in đậm chúng để khách hàng có thể ghi nhớ).
  • Heading, tiêu đề phụ phải giúp khách hàng nắm được nội dung bổ sung nhanh chóng.
  • Văn phong rõ ràng, mạch lạc.
  • Từ ngữ phù hợp với khách hàng mục tiêu.
  • CTA phù hợp với hành trình của người đọc

Ngoài những lưu ý trên, bạn có thể cài đặt thêm đo lường chuyển đổi để nắm rõ trang đích của mình cần cải thiện gì thêm không nhé.

Bước 11: Cài đặt đối tượng tiếp thị lại (Re-marketing)

Đối với khách hàng có nhu cầu về sản phẩm, họ sẽ truy cập trang web và điền từ khoá liên quan. Lúc này, doanh nghiệp cần sử dụng tiếp thị lại (re-marketing) để tiếp tục tiếp cận khách hàng, tạo điều kiện cho nhu cầu mua hàng tăng cao. Lần đầu tìm kiếm sản phẩm, khách hàng vẫn cân nhắc giá cả, ưu đãi giữa nhiều bên. Họ sẽ tham khảo nhiều thương hiệu cung cấp khác, đối thủ khác để có sự lựa chọn đúng đắn nhất.

  • Hãy vào trang quảng cáo Google Ads thu thập code Remarketing và cài đặt vào website của doanh nghiệp.
  • Người dùng truy cập vào website, hệ thống sẽ ghi nhớ cookie vào danh sách remarketing. Từ đây, doanh nghiệp có thể tham khảo để lên phương án quảng cáo tiếp theo để chuyển đổi hành vi mua hàng của khách.

Cả “mạng tìm kiếm” hay “mạng hiển thị” đều yêu cầu người dùng phải có lịch sử hoạt động trong vòng 30 ngày, tuy nhiên:

  • Mạng tìm kiếm cần tối thiểu 1000 lượt truy cập mỗi ngày.
  • Mạng hiển thị cần tối thiểu 100 lượt truy cập mỗi ngày.

Bước 12: Theo dõi và tối ưu quảng cáo

Quảng cáo Google Ads sẽ không bao giờ hoàn thiện và hiệu quả nếu chúng ta không theo dõi và tối ưu nó nhờ vào các số liệu. Bạn sẽ theo dõi quảng cáo Google bằng cách nào?

  • Đo lường chuyển đổi trực tiếp từ tài khoản Google Ads
  • Đo lường chuyển đổi Google Ads thông qua công cụ Analytics

Song song, có 8 cách đơn giản tối ưu quảng cáo:

  1. Cập nhật giá thầu nếu cần.
  2. Loại bỏ các từ khóa không hiệu quả.
  3. Điều chỉnh, phân bổ lại ngân sách hợp lý.
  4. Xử lý Truy vấn tìm kiếm (thêm hoặc phủ định).
  5. Tạo quảng cáo theo khung giờ.
  6. Thiết lập ưu tiên thiết bị.
  7. Thiết lập ưu tiên khu vực địa lý.
  8. Tắt/ Thay mẫu quảng cáo (nếu cần).

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một vài công cụ khác hỗ trợ kiểm tra và chấm điểm cho chiến dịch như: Adsngon, Adscore để có góc nhìn tối ưu nhất. Với thử nghiệm miễn phí, doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ các phần như:

  • Đánh giá quảng cáo hiệu quả.
  • Tránh tiêu tốn chi phí ngân sách.
  • Không mất quá nhiều thời gian vào việc quản lý quảng cáo.

5. Lịch sử quảng cáo của tài khoản Google Adwords

Nếu bạn sử dụng Google Ads để quảng cáo cho doanh nghiệp lâu năm, Google sẽ ghi nhớ và luôn dành cho bạn những chính sách tốt nhất, bởi lúc này bạn đã là một khách hàng trung thành của Google rồi đấy. Tuy vậy, đừng ỷ lại sự tín nhiệm mà vấp phải những lỗi lầm chúng tôi đã liệt kê phía trên nhé, bởi vì bản quyền và chính sách của Google vẫn sẽ là những nguyên tắc quảng cáo mà bạn buộc phải tuân thủ. Hãy luôn ghi nhớ những điều kiện đủ để tránh bất lợi trong việc chạy quảng cáo:

  • Chất lượng từ khóa (lưu ý cách sử dụng đối sánh từ khóa).
  • Trang đích chất lượng và đẹp mắt.
  • Tối ưu hóa lại chiến dịch.
  • Luôn nghĩ về khách hàng – con người, sau đó mới đến các công cụ cần có. Điều này không những tốt cho dự án quảng cáo, mà còn bồi dưỡng mục tiêu cho chính doanh nghiệp của bạn.

6. 3 đối sánh từ khóa cơ bản của quảng cáo Google Ads.

Để tránh sai lầm trong thiết lập từ khóa, bạn cần biết và hiểu rõ những định nghĩa của đối sánh từ khóa trong Google Ads.

Có 3 loại đối sánh cơ bản:

  1. Đối sánh rộng: Khi bạn thêm từ khóa đối sánh rộng, quảng cáo của bạn sẽ hiển thị khi mọi người tìm kiếm các từ khóa nhất định, bất kể khách hàng tiềm năng định làm gì.  Ngay cả khi họ chưa sẵn sàng mua sản phẩm, miễn là họ đề cập đến một số từ mà bạn đã thiết lập trong chiến dịch, quảng cáo của bạn sẽ hiển thị đến họ. Để nhập từ khóa đối sánh rộng, chỉ cần thêm từ khóa đó và không sử dụng bất kỳ hình thức dấu câu nào – không có dấu ngoặc kép, không có dấu ngoặc đơn, không có dấu ngoặc kép.
  2. Đối sánh cụm từ: Khi bạn nhắm mục tiêu từ khóa đối sánh cụm từ, quảng cáo của bạn sẽ xuất hiện khi mọi người tìm kiếm từ khóa của bạn theo thứ tự chính xác đó. Nếu bạn muốn nhập từ khóa đối sánh cụm từ, hãy đặt từ khóa đó trong dấu ngoặc kép, như sau: “nike màu đen”.
  3. Đối sánh chính xác: Với đối sánh chính xác, quảng cáo của bạn sẽ chỉ hiển thị khi từ khóa chính xác mà bạn đã thiết lập được nhập làm cụm từ tìm kiếm chính xác.

Vẫn sử dụng từ khóa “nike màu đen” ở trên làm ví dụ nhé. Quảng cáo của bạn sẽ không hiển thị khi mọi người tìm kiếm “nike màu đen ở đâu”. Để thêm đối sánh từ khóa chính xác, chỉ cần đặt từ khóa trong dấu ngoặc vuông, như sau: [nike màu đen].

Theo nghiên cứu này, từ khóa đối sánh chính xác chuyển đổi tốt hơn từ khóa đối sánh rộng và đối sánh cụm từ, nhưng số lượng tìm kiếm từ khóa trung bình hàng tháng thường thấp hơn so với từ khóa đối sánh rộng.

7. 7 sai lầm khi chạy quảng cáo Google Ads

Tránh 7 sai lầm dưới đây để quảng cáo mang lại hiệu quả hơn và tiết kiệm ngân sách nhé.

Sai lầm 1. Chạy được quảng cáo Google Ads chắc chắn sẽ chốt đơn dễ dàng

Google chỉ giúp sản phẩm, dịch vụ của bạn tiếp xúc đến nhiều đối tượng hơn, nói chính xác là phân bổ quảng cáo, sản phẩm đến khách có nhu cầu. Việc chuyển đổi từ truy cập trang web, xem xét sản phẩm đến mua hàng, còn phải tùy thuộc rất nhiều yếu tố. Ví dụ như:

  • Chất lượng sản phẩm.
  • Chất lượng dịch vụ.
  • Thông tin doanh nghiệp có đáng tin
  • Giá sản phẩm/dịch vụ
  • Nội dung quảng cáo độc đáo.

Khi các tính chất này của doanh nghiệp được thực hiện tốt, khách hàng tiềm năng chuyền đổi mua hàng chắc chắn là điều tất yêu mà thôi. Vì vậy, trước khi chạy quảng cáo cho sản phẩm của mình, hãy chuẩn bị thật chỉn chu và xem xét các yếu tố chủ chốt nhé.

Sai lầm 2. Không tối ưu hóa cho các chiến dịch tiếp thị lại (Remarketing)

Tiếp thị lại (Remarketing) là một phương thức quảng cáo được sử dụng để tiếp cận những khách đã truy cập vào trang web nhưng vẫn chưa được chuyển đổi thành khách hàng. Ngày nay, rất nhiều người nhấn mạnh vào việc sử dụng chiến dịch tiếp thị lại, tuy nhiên, chỉ một số ít trong số họ nỗ lực tối ưu hóa đúng cách và thực sự định vị lại quảng cáo để làm cho nó hiệu quả hơn.

                  Remarketing là một trong những hình thức quảng cáo Google phổ biến

 Mặc dù một kế hoạch được tối ưu hóa phù hợp có thể tạo nên điều kỳ diệu cho bất kỳ chiến dịch tiếp thị nào, nhưng một kế hoạch được tối ưu hóa kém có thể nhanh chóng trở thành sự lãng phí hoàn toàn về thời gian và tài nguyên. Mọi thứ đều có thể thay đổi theo thời gian, kể cả xu hướng thế giới hoặc hành vi mua hàng. Do vậy bạn cần theo dõi tỷ lệ chuyển đổi để có phương án tối ưu tốt nhất hoặc tiếp thị lại mẫu quảng cáo của mình. Có thể chỉ cần tối ưu lại tiêu đề hoặc nội dung để thu hút khách hàng tiềm năng và tăng tỉ lệ chuyển đổi.

Sai lầm 3. Sử dụng những đơn vị quảng cáo thiếu tin cậy

Chọn những đơn vị quảng cáo Google Ads thiếu trách nhiệm và không có kinh nghiệm sẽ dẫn đến những hậu quả không tốt cho chiến dịch nói riêng và doanh nghiệp của bạn nói chung.  Đừng chọn các công ty chạy quảng cáo có giá quá rẻ, hoặc chưa từng có kinh nghiệm chạy ngành hàng của bạn. Có thể họ sẽ dùng các mẹo không tốt để chạy tạm bợ hoặc chạy bùng nhiều lần. Sau đây là một số yếu tố cho bạn cân nhắc khi chọn lựa công ty quảng cáo uy tín:

  • Nói không với thủ thuật công nghệ “đen” ( black hat) gây hại cho khách hàng trong dài hạn.
  • Yêu cầu thiết lập bảng kế hoạch và báo cáo chi tiết cho chiến dịch.
  • Cam kết minh bạch về số liệu, quy trình.
  • Cam kết chỉ số bao gồm cả những rủi ro.

Sai lầm 4. Thiết lập sai từ khóa

Có ba danh mục từ khóa mà mọi khi chạy Google Ads bạn nên làm quen:

  • Đối sánh rộng (broad match)
  • Đối sánh cụm từ (phrase match)
  • Kết hợp chuẩn xác (exact match)
cách quảng cáo google adwords hiệu quả
                      Các đối sánh khi chọn từ khóa

                                                                                                                                                   

Sai lầm mà mọi người thường mắc phải là sử dụng sai loại đối sánh từ khóa. Google cho phép bạn chạy quảng cáo trong bất kỳ kết hợp từ khóa nào ở trên. Bạn có trách nhiệm duy nhất là quyết định sử dụng cái nào. Để hiểu kỹ hơn về đối sánh từ khóa, bạn tham khảo thêm bài viết ở dưới mục “3 đối sánh từ khóa cơ bản“.

Sai lầm 5. Không sử dụng từ khóa phủ định

Trên Google Ads, ít nhất bạn phải tiếp tục mở rộng danh sách từ khóa phủ định của mình dựa trên báo cáo cụm từ tìm kiếm.

                  Từ khóa phủ định là 1 phần quan trọng trong chạy Google Ads

Bạn nên bắt đầu với danh sách từ khóa phủ định chuẩn mà bạn có thể tìm thấy trực tuyến bằng các công cụ như “Công cụ lập kế hoạch từ khóa” của SEMrush, hoặc Ubersuggest.

Trên các trang web như Techwyse, cũng có thể tìm thấy danh sách đầy đủ các từ khóa phủ định mà bạn có thể sử dụng ngay. Những từ khóa này sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều tiền trên Google Ads, vì chúng cho phép bạn thu hút nhiều khách hàng tiềm năng đủ điều kiện hơn và làm mất uy tín của các tìm kiếm không sẵn sàng chuyển đổi.

Sai lầm 6: Tự chạy quảng cáo khi chưa hiểu rõ cách vận hành của quảng cáo

Điều này sẽ khiến nguồn ngân sách của bạn bị lãng phí mà không đem lại bất kỳ hiệu quả nào cho doanh thu.

Những hiểu biết nửa vời về bất cứ hình thức marketing nào nhưng vẫn áp dụng nhiệt tình, triệt để là mối tai họa ngầm với doanh nghiệp. Ví dụ với Facebook, nếu cố gắng chạy ads trong khi không biết gì về cách quy trình quảng cáo hoạt động sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng như bị khóa tài khoản quảng cáo vĩnh viễn.

Google tuy không “khắc nghiệt” đến vậy nhưng mọi sai lầm đều dẫn đến tiêu tốn nguồn tài nguyên vô ích.

Vậy nên, hãy bổ sung kiến thức quảng cáo nền tảng một cách chắc chắn hoặc thue agency phù hợp, uy tín giúp bạn chạy Google Ads nhé.

Sai lầm 7: Chất lượng trang đích không tốt hoặc không có trang đích cụ thể

Trang đích (Landing Page) đúng như tên gọi của nó, là đích đến cuối cùng mà doanh nghiệp muốn khách hàng thực hiện hành động mong đợi ở trang đó, như mua hàng, đăng ký tư vấn,…

Nếu trang đích không đủ hấp dẫn, quá trình chạy quảng cáo của bạn sẽ thành công… cốc.

Vậy nên tối ưu cho trang đích cũng là 1 phần quan trọng của tối ưu quảng cáo, hãy chú ý nhé.

Kết luận

Cuối cùng, bạn đã có thể nắm được các bước cơ bản để tạo chiến dịch quảng cáo cho riêng mình. Để quảng cáo Google Ads hiệu quả hơn, hãy đọc kỹ và hiểu những sai lầm mà các nhà quảng cáo trước đã mắc phải nhé. Hy vọng bạn sẽ có đầy đủ thông tin và kinh nghiệm từ bài viết để tối ưu hóa được chiến dịch quảng cáo của mình.


P.I.T Việt Nam với nhiều năm kinh nghiệm chạy quảng cáo Google Ads, đội ngũ chuyên nghiệp, tận tâm sẽ là gợi ý tuyệt vời dành cho bạn! Nếu bạn vẫn mãi loay hoay chưa biết nên bắt đầu với Google Adword như thế nào cho hiệu quả? Hay bạn lo lắng tiêu hao nhiều ngân sách mà hiệu quả quảng cáo không như mong đợi? Vậy đừng ngại liên hệ ngay với P.I.T Việt nam để được tư vấn, hỗ trợ nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *